Hiện nay, có khoảng 680 loài nấm thuộc chi Cordyceps (Holliday, Cleaver, & Wasser, 2005).
Hai loài nấm đông trùng hạ thảo được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền Trung Quốc là Cordyceps sinensis (tên khác: Ophiocordyceps sinensis) và Cordyceps militaris.
Hàng ngàn công trình nghiên cứu từ các trường đại học và các viện nghiên cứu đã được thực hiện từ rất lâu và chủ yếu tập trung vào hai loài đông trùng hạ thảo có giá trị dược liệu cao nói trên.
Cordyceps sinensis
Cordyceps sinensis ( tên khác: Ophiocordyceps sinensis) là loài ký sinh trên ấu trùng côn trùng và phân bố chủ yếu ở Tibet, các vùng đồng cỏ ở Nepal, Bhutan và Bắc Ấn độ nơi có độ cao 3500-5000m so với mực nước biển.
Cordyceps sinensis (Shashidhar và ctv, 2013)
Hình: Cordyceps sinensis (Holliday và Cleaver, 2004)
Cordyceps sinensis đã được thương mại hóa dưới dạng chất bổ sung dinh dưỡng dưới sự kiểm soát của FDA, do vậy nhu cầu thị trường đối với đông trùng hạ thảo ngày càng tăng ở nhiều quốc gia (Dong & Yao, 2007).
Tuy nhiên, sự gia tăng nhu cầu đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức đông trùng hạ thảo ngoài tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của loài dược liệu quý này (Holiday, Cleaver, Megan, & Patel, 2004 ; Hsu, Shiao, Hsiea, & Chang, 2002).
Trước tình trạng trên, cơ quan quản lý CITES (Convention on International Trade in Endangered Species) của Trung Quốc đã chính thức xếp loại loài nấm này vào danh mục các loài có nguy cơ tiệt chủng (CITES Managament Authority of Chaina, 2012).
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng các nhà nghiên cứu đã tìm cách nuôi cấy loài nấm này trong điều kiện nhân tạo và đến giữa thập kỷ 1990’s, Cordyceps sinensis nuôi cấy nhân tạo đã được thị trường hóa rộng rãi trên thế giới.
Đặc điểm hình thái của Cordyceps sinensis:
– Quả thể C. sinensis có màu nâu đậm đến đen, thường mọc ra từ phần đầu của ấu trùng loài sâu Hepialis armoricanus. Phần thân ấu trùng có vàng hay vàng nâu.
– Khi quả thể phát triển thành thục sẽ hình thành bào tử, các bào tử này dễ dàng rời khỏi túi bào tử và phát tán theo gió hoặc rơi xuống đất.
Cordyceps sinensis tìm thấy trên đồng cỏ ở độ cao 4200m trên mực nước biển tại Tibet
(Daniel Winkler, 2010)
“Vì mục đích lợi nhuận, rất nhiều sản phẩm giả hoặc kém chất lượng xuất hiện trên thị trường”
Nhiều công nghệ tiên tiến trong việc nuôi cấy nhân tạo loài nấm này được nghiên cứu và phát triển đồng thời giúp kiểm soát chất lượng các sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc nuôi cấy và sản xuất Cordyceps sinensis chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất hệ sợi nấm.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới chưa thành công trong việc tạo ra quả thể của Cordyceps sinensis trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo.
Cordyceps militaris
Cordyceps militaris dễ dàng hình thành quả thể trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Giá trị dược liệu cao, hoạt chất Cordycepin trong Cordyceps militaris cao hơn so với Cordyceps sinensis. Cordycepin được chứng minh là có khả năng kháng ung thư, kháng oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, gan, thận… (Tuli và ctv. 2014).
Cordyceps militaris (www.jscr.jp)
Các nghiên cứu về nuôi cấy Cordyceps militaris
Nguồn dinh dưỡng:
Nguồn dinh dưỡng cần thiết để nuôi cấy Cordyceps militaris là các loại côn trùng như:
– Ấu trùng và nhộng tằm Bombyx mori
– Nhộng tằm sồi Antherea pernyi
– Sâu hại bắp cải mamestra brassicae
– Sâu gạo Tenebrio molitor
– Sâu đục thân bắp Ostrinia nubulalis
– Các loài sâu khác như Heliothis virescenns, H.zea và Spodoptera
Ngũ cốc có thể là nguyên liệu thay thế cho côn trùng. Koyayashi (1941) đã sản xuất quả thể Cordyceps militaris trên nền cơ chất gạo. Tiếp theo đó, hàng loạt các nghiên cứu khác cũng sử dụng gạo như thành phần chính trong nuôi cấy tạo quả thể nấm này.
Cordyceps militaris cho năng suất không cao trên môi trường là côn trùng nhưng lại tốt hơn trên môi trường ngũ cốc.
Yếu tố môi trường tác động đến việc nuôi cấy
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp để hệ sợi nấm phát triển mạnh là 25 độ C, nhưng nhiệt độ để hình thành quả thể 18-22 độ C.
Ánh sáng:
Sato và Shimazu (2002) cho rằng quả thể C. militaris không thể hình thành trong bóng tối. Cường độ ánh sáng giới hạn sự phát triển của quả thể ở 1400lux.
Các báo cáo gần đây cho thấy cường độ ánh sáng phù hợp cho quả thể phát triển trong khoảng 500 – 1000 lux tùy thuộc thời gian chiếu sáng dài hay ngắn.
Các nghiên cứu về đông trùng hạ thảo tại Việt Nam
Các báo cáo khoa học về Cordyceps tại Việt Nam còn rất ít và còn khá sơ khai so với khối lượng nghiên cứu đồ sộ trên thế giới.
Nghiên cứu về các đặc điểm sinh học của hệ sợi nấm C. militaris trong các môi trường nuôi cấy cơ bản được thực hiện bởi Phạm Quang Thu và ctv. (2012)
Nhóm tác giả Trương Bình Nguyên, Đinh Minh Hiệp, Lê Huyền Ái Thúy và ctv, (2010) tập trung vào các nghiên cứu phát hiện các chủng nấm Cordyceps bản địa tại vùng cao nguyên Langbian, Lâm Đồng và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các loài nấm này.
Năm 2012-2014, Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học – môi trường, trường ĐH Nông Lâm thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ về xây dựng quy trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo quy mô phòng thí nghiệm.
Năm 2013, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM (Lê Thị Diệu Trang, Lê Phước Thọ, Trần Công Sơn và Nguyễn Thị Ngọc Anh) báo cáo công trình nghiên cứu “Sản xuất đông trùng hạ thảo Cordyceps sp. quy mô phòng thí nghiệm” trong cuộc thi Eureka 2013 của Thành Đoàn TP.HCM.
Nhóm tác giả Lê Thị Diệu Trang, Trần Công Sơn, Lê Phước Thọ, Nguyễn Thị Ngọc Anh (2013) đã công bố các kết quả xây dựng quy trình nuôi cấy C. sinensis, đánh giá tính kháng oxy hóa và hàm lượng adenosin trên tạp chí khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
Gần đây, trong Hội nghị nấm học tổ chức tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM (11/2014), một số công trình của các nhóm tác giả Vũ Xuân Tạo và ctv, Phạm Nguyễn Duy Bình và Phan Kim Ngọc đã công bố kết quả nghiên cứu về các yếu tố môi trường tác động đến sự sinh trưởng của C. militaris; Võ Thị Xuyến và ctv nghiên cứu tối ưu hóa môi trường nuôi cấy C. pseudomilitaris.
Đọc tiếp bài 4:
Xem thêm bài 1:
https://phyco.vn/tac-dung-cua-dong-trung-ha-thao-chuan-khoa-hoc-bai-1-tong-quan-ve-dong-trung-ha-thao/
————————————————————-
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ:
VNUA Pharma – Tinh Hoa Giá Trị Việt
Hotline/Zalo: 0906393003
Website: https://phyco.vn/
Gmail: vnuapharma.official@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/vnuapharma.vnn
Youtube:https://www.youtube.com/vnuapharma.vn