TÁC DỤNG CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO CHUẨN KHOA HỌC – BÀI 1: Tổng quan về đông trùng hạ thảo


Đông trùng hạ thảo
 là hiện tượng loài sâu thuộc chi Hepialus trong tổng Họ Lepidoptera (Cánh bướm) bị kí sinh bởi một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) thuộc tổng Họ Ascomycetes (Nang Khuẩn). Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus Fabricius hoặc Hepialus Armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các vùng cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4000 đến 5000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam…

Tổng quan về đông trùng hạ thảo

Tên gọi đông trùng hạ thảo có từ đâu?


Đông trùng hạ thảo
 là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis (thuộc nhóm Ascomycetes) trên cơ thể sâu Hepialus fabricius. Phần dược tính của đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Cordyceps sinensis.

Tên gọi “đông trùng hạ thảo” là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Cordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.

Riêng tên “đông trùng hạ thảo” được ghi chép là vị thuốc xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Bản thảo cương mục” vào đời nhà Minh của danh y Lý thời Trần (năm 1575), Đông Trùng Hạ Thảo được xếp ngang với nhân sâm về công năng chữa bệnh – thuộc vào loại toàn diện nhất. 

Nguồn gốc hình thành đông trùng hạ thảo


Đông trùng hạ thảo
 là hiện tượng loài sâu thuộc chi Hepialus trong tổng Họ Lepidoptera (Cánh bướm) bị kí sinh bởi một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) thuộc tổng Họ Ascomycetes (Nang Khuẩn). Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus Fabricius hoặc Hepialus Armoricanus. Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các vùng cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4000 đến 5000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam…

Chu trình sống của Cordyceps

– Cordyceps thuộc họ nấm, nó ký sinh trên thân của côn trùng. Mùa Đông, nấm ký sinh vào côn trùng, phát triển thành hệ sợi nấm (đây là giai đoạn vô tính), sử dụng nguồn dinh dưỡng từ cơ thể côn trùng và giết chết côn trùng.

– Mùa hạ, sợi nấm vô tính chuyển sang giai đoạn hữu tính, hình thành cây nấm là cơ quan chứa bào tử vô tính và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào thân sâu.

dong-trung-ha-thao-vnua-pharma

Quá trình hình thành đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần “lá” hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4-11cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5cm, đường kính khoảng 0,3-0,8cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng, chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

Thành phần có trong đông trùng hạ thảo

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của đông trùng hạ thảo có 17 đến 19 loại acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe… trong đó cao nhất là phospho). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang khám phá dần, nhờ tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên.

Nhiều hoạt chất trong đông trùng hạ thảo có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phải kể đến là cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyladenosine. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA ( Hydroxy-EthylAdenosine- Analogs). 

Đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100g đông trùng hạ thảo có 0,12g vitamin B12; 19mg vitamin A; 116,03mg vitamin C, vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…), ngoài ra còn có khoảng 25-30% protein, 8% chất béo và đường mannitol. 

Theo Holiday và Cleaver (2004), đông trùng hạ thảo đã được sử dụng như một loại “thần dược” từ những năm 620 sau CN, vào thời nhà Đường ở Trung Quốc (618-907). 

Năm 1994, Trung Quốc đã chính thức xếp loại đông trùng hạ thảo như một dược phẩm. Sau đó, đông trùng hạ thảo được sử dụng rất nhiều khi dịch SARS xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2003.  Gần đây, đông trùng hạ thảo được chứng minh có tác dụng trong điều trị các bệnh về tim mạch, hô hấp, gan, thận, ức chế sự hình thành khối u,…(Chen et al., 2006; Kuo, Sua, Yang, Huang, & Chen, 2006; Wang & Shiao, 2000).

Giá sản phẩm:

– Năm 2004: 10.000 USD/kg tại Trung Quốc 

– Năm 2008:  75.000 USD/kg tại Mỹ price (Holiday và Cleaver, 2008)

 Bảng: Các hợp chất hoạt tính sinh học được phân lập từ Cordyceps sp

Đọc tiếp bài 2: https://phyco.vn/tac-dung-cua-dong-trung-ha-thao-chuan-khoa-hoc-bai-2-ung-dung-tuyet-voi-cua-dong-trung-ha-thao-trong-cuoc-song-hien-dai/

Xem thêm bài 3: https://phyco.vn/tac-dung-cua-dong-trung-ha-thao-chuan-khoa-hoc-bai-3-nhung-loai-dong-trung-ha-thao-co-ham-luong-chat-quy-cao-nhat-the-gioi-hien-nay/

——————————————————–

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ:
VNUA Pharma – Tinh Hoa Giá Trị Việt
Hotline/Zalo: 0906393003
Website: https://phyco.vn/
Gmail: vnuapharma.official@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/vnuapharma.vnn
Youtube:https://www.youtube.com/vnuapharma.vn